PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC DUY TÂN

Sở hữu Trí tuệ

Hướng dẫn xét đăng kí xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với tp. Đà Nẵng

Ngày: 22/03/2016

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ SÁNG KIẾN

     Đối tượng được công nhận sáng kiến gồm: a) giải pháp kỹ thuật, b) giải pháp quản lý, c) giải pháp tác nghiệp, hoặc d) giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

     a) Giải pháp kỹ thuật:

     Là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định:

- Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).

     b) Giải pháp quản lý:

     Là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào:

- Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

- Phương pháp điểu hành, kiểm tra, giám sát công việc.

     c) Giải pháp tác nghiệp:

     Là các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào:

- Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);

- Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;

- Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;

- Phương pháp huấn luyện động vật;…

 

 

     d) Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:

     Là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

 

II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢI PHÁP ĐƯỢC CÔNG NHẬN

     1. Cấp cơ sở

     Các giải pháp được cơ sở công nhận là sáng kiến nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

     a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở;

     b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có tiềm năng mang lại lợi ích thiết thực. Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời gian kể từ khi giải pháp được áp dụng lần đầu cho đến khi yêu cầu công nhận sáng kiến không quá 01 năm.

     c) Không thuộc các đối tượng loại trừ dưới đây:

- Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;

- Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.

     2. Cấp thành phố

     Các giải pháp được công nhận là sáng kiến cấp Thành phố nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Đã được cơ sở đóng trên địa bàn thành phố công nhận là sáng kiến; sáng kiến được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Thời gian kể từ khi sáng kiến được áp dụng lần đầu trên địa bàn thành phố đến khi nộp đơn yêu cầu xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố không quá 02 năm;

c) Tại thời điểm xét công nhận sáng kiến không có tranh chấp về quyền tác giả; không có khiếu kiện, tố cáo liên quan đến nội dung hồ sơ xét công nhận.

 

III. TIÊU CHUẨN XÉT CÔNG NHẬN

     Sáng kiến được công nhận cấp thành phố là sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

     1. Có tính mới trong phạm vi thành phố

     Sáng kiến được coi là có tính mới trong phạm vi thành phố nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến tại cơ sở hoặc ngày áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi thành phố, sáng kiến đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

     a) Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;

     b) Không trùng với giải pháp của tác giả khác đã được áp dụng, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;

     c) Chưa được biết đến và chưa có giải pháp nào của người khác trùng với giải pháp trước đó được mô tả trong các văn bản, sách báo, tài liệu dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trong phạm vi thành phố, đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;

     d) Chưa được qui định thành tiêu chuẩn, qui trình, qui phạm bắt buộc phải thực hiện.

     2. Mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội đối với thành phố

     Sáng kiến được coi là mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội đối với thành phố nếu việc áp dụng sáng kiến đó mang lại:

     a) Hiệu quả kinh tế: Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích kinh tế khác;

     b) Lợi ích xã hội: Cải thiện điều kiện sống, làm việc, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và các lợi ích xã hội khác;

     c) Các tác động, ảnh hưởng tích cực khác: Nâng cao vị thế, hình ảnh của thành phố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức cộng đồng và các tác động, ảnh hưởng tích cực khác.

 

IV. QUY TRÌNH XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Trình tự thực hiện xét công nhận sáng kiến

Thời gian

Đơn vị/cá nhân thực hiện

1. Đơn vị, cá nhân làm “Đơn yêu cầu cầu công nhận sáng kiến” theo Mẫu 1, nộp về Phòng QLKH & CGCN trước ngày 15-6-2016.

 

Tác giả có giải pháp xét công nhận sáng kiến.

2. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ.

0,5 tháng

Phòng QLKH&CGCN phối hợp với tác giả có giải pháp.

3. Thành lập Hội đồng sáng kiến cấp Trường.

3 tháng

Phòng QLKH&CGCN tham mưu cho BGH thành lập hội đồng.

4. Tổ chức các phiên họp để đánh giá các giải pháp.

Hội đồng sáng kiến cấp Trường.

5. Ra quyết định công nhận và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tác giả nếu giải pháp thỏa tất cả điều kiện trong mục II.1.

Từ chối công nhận sáng kiến (bằng văn bản) nếu giải pháp không đáp ứng các điều kiện nêu trong mục II.1.

Hội đồng sáng kiến cấp Trường.

6. Hoàn thiện hồ sơ xét công nhận sáng kiến cấp Thành phố, gồm:

     + Đơn đề nghị công nhận sáng kiến (Mẫu 2a/2b);

     + Bản mô tả sáng kiến (Mẫu 3);

     + Quyết định công nhận hoặc Giấy chứng nhận sáng kiến cấp cơ sở.

     + Các tài liệu chứng minh tính mới, việc áp dụng, khả năng nhân rộng và việc mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội (nếu có).

1 tháng

Phòng QLKH&CGCN hướng dẫn tác giả thực hiện hồ sơ cấp thành phố.

7. Nộp hồ sơ về Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Đà Nẵng.

 

Phòng QLKH&CGCN nộp hồ sơ trong thời gian từ ngày 1-30 tháng 11/2016.

           

  • CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
  • Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
  • Liên hiệp các hội KHKT Đà Nẵng
  • SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP ĐÀ NẴNG
  • Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam
  • TAP CHI KHCN VN
  • THANH TRA BỘ KHCN
  • NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • Đăng ký thi sơ tuyển