PHÒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC DUY TÂN

Hội nghị & Hội thảo

Khai mạc Hội thảo Du lịch thế giới lần III & Hội thảo Du lịch Văn hóa quốc tế lần XVII tại Đại học Duy Tân: Hiến kế phát triển Du lịch Đà Nẵng !

Ngày: 23/11/2015

 Hội thảo Du lịch thế giới lần III và hội thảo Du lịch Văn hóa quốc tế lần XVII do Đại học Duy Tân phối hợp với Hiệp hội Du lịch Văn hóa thế giới và Học viện Văn hóa Du lịch Hàn quốc tổ chức đã chính thức khai mạc vào chiều 20/11 tại Đại học Duy Tân.

 

Du lịch ngày càng chứng minh rằng, đó là nhịp cầu tốt nhất nối kết các dân tộc, các quốc gia gần lại với nhau. Du lịch là dịp để khám phá bản sắc một vùng văn hóa, mở rộng tầm hiểu biết ; du lịch là cơ hội để có thêm bạn bè, thêm giềng mối quan hệ, hợp tác hướng tới một cộng đồng thế giới sống chan hòa trong hòa bình, hạnh phúc. Vậy, du lịch Đà Nẵng chúng ta phát triển như thế nào trong xu thế này ?

NGƯT Lê Công Cơ - Hiệu trưởng Đại học Duy Tân

Sự kiện hội thảo đánh dấu bước tiến mới của Đại học Duy Tân trên 2 lĩnh vực: hợp tác quốc tế và phát triển chiều sâu chuyên ngành đào tạo Du lịch.

Điều này có thể thấy qua danh sách các diễn giả đến từ các trường Đại học, Trung tâm Nghiên cứu văn hóa, du lịch, các Trường nghề du lịch của Thái Lan, Nhật bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung quốc, Canada, Kazakhstan, Indonésia, Ấn độ, Phillipnnes, Đài Loan, Hoa kỳ, Tây ban Nha và Hiệp hội Du lịch Văn hóa thế giới, Học viện Văn hóa Du lịch Hàn quốc, Viện Giáo dụccông nghệ Piraeus, Hy Lạp 

Trong chương trình làm việc của Hội thảo, ngoài các buổi tọa đàm, thảo luận theo chuyên đề của các nhà nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành, giới quản lý và những nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và nhà giáo dục chuyên môn sâu về Du lịch; sẽ có các phiên tọa đàm mở để các giảng viên trẻ và SV Đại học Duy Tân chia sẻ góc nhìn, quan điểm của mình về các vấn đề phát triển du lịch, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực.

  

GS Simon Potter (ĐH Nayoga-Nhật bản) rất vui khi ống kính ICTDaNang hướng về ông và các đồng nghiệp và ông đã có động tác làm dáng dung dị đế phóng viên bấm máy. Ông chia sẻ cùng các đồng nghiệp:

“Hội thảo mang đến cơ hội gặp gỡ lẫn nhau giữa những người có cùng sở thích học thuật. Bên cạnh đó, tôi hy vọng hội thảo sẽ giúp cho mỗi người đem về những kỷ niệm đẹp về thành phố Đà Nẵng, về bạn bè nơi đây.

Tôi có lời khuyên này với các bạn, là sau khi kết thúc và ròi khỏi hội thảo, khi các bạn trở về đất nước của mình thì hãy nhớ đến yếu tố văn hóa ở Đà Nẵng, Việt Nam.

Bạn hãy nhớ dùng 5 giác quan của mình để tập trung vào văn hóa, tập trung vào du lịch văn hóa”.

“Trước đây, ngành Du lịch chỉ được quan niệm là ngành kinh tế, ngành công nghiệp không khói, du lịch là để nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, ngành dịch vụ du lịch đưa ra sản phẩm như một hình thức kinh doanh. Càng về sau, Du lịch được hiểu với nghĩa rộng.

Du lịch là khám phá nếp sống, lối sống một vùng đất đến tìm hiểu văn hóa  một quốc gia một dân tộc. Du lịch giúp mở rộng quan hệ, nâng cao khả năng hiểu biết và hợp tác lẫn nhau, đóp góp cho tình hữu nghị, thân ái, hướng đến mục tiêu vì một cộng đồng nhân loại được thụ hưởng hòa bình, phát triển. Sau đó, Du lịch mới trở lại mục tiêu ban đầu là chiêm ngưỡng cảnh đẹp, vẻ đẹp của núi non, sông biển cùng nhiều công trình do con người và thiên nhiên tạo nên.

Với ý nghĩa đó, Hội thảo Du lịch thế giới lần III và hội thảo Du lịch Văn hóa quốc tế lần XVII do Đại học Duy Tân phối hợp với Hiệp hội Du lịch Văn hóa thế giới và Học viện Văn hóa Du lịch Hàn quốc tổ chức là cơ hội để giới nghiên cứu và các doanh nghiệp trong nước tiếp thu ý tưởng, đề xuất, gợi ý của giới chuyên môn quốc tế: Làm thế nào để Du lịch Việt Nam phát triển ? Ngành Du lịch Đà Nẵng nên phát triển như thế nào là đúng ?...Hội thảo chắc chắn sẽ đóng góp nhiều ý tưởng cho việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TP Du lịch – TP Hòa bình một TP Môi trường đúng nghĩa !

Với Đại học Duy Tân, Hội thảo là dịp để Nhà trường, mà trực tiếp là các Thầy Cô giáo ở các khoa chuyên ngành và liên quan tiếp thu các ý kiến từ giới chuyên môn quốc tế để từng bước cập nhật các nội dung từ hội thảo vào giáo trình giảng dạy, kể cả nghiên cứu tiếp tục đổi mới phương pháp, kỹ năng thực hành đối với chuyên ngành theo xu hướng hội nhập” – Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Đại học Duy Tấn nhìn nhận và chia sẻ.

Chia sẻ về tầm quan trọng của Hội thảo, GS Simon Potter (ĐH Nayoga-Nhật bản), có một lưu ý khá thú vị: Hội thảo gặp 2 vấn đề mà theo tôi nghĩ là cần giải quyết: - Khán giả thường hay vắng mặt ở những buổi hội thảo cuối cùng. Do vậy, tôi nghĩ chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng đối với các diễn giả. - Thời gian của hội thảo rất ngắn nên tôi hy vọng các diễn giải biết cách rút gọn phần trình bày của mình. Chỉ cần nhấn mạnh nội dung bài nghiên cứu của diễn giả là sẽ đem lại kiến thức gì, hiểu biết gì cho người nghe . Tôi cho rằng và luôn mong rằng những nghiên cứu hôm nay sẽ là nền tảng, ý kiến mang lại nhiều giá trị màu sắc cho những nghiên cứu khác”.

Với chủ đề “Xây dựng tính đặc trưng và yếu tố đa văn hóa trong du lịch”, các nhà nghiên cứu, chuyên gia đầu ngành, giới quản lý và những nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và nhà giáo dục quốc tế chuyên môn sâu về Du lịch đã đóng góp cho hội thảo 76 báo cáo-tham luận khoa học có chất lượng cao (và được chọn in thành kỷ yếu chính thức). Trong đó, đội ngũ nghiên cứu và giảng viên Duy Tân có 7 báo cáo khoa học liên quan đến phát triển Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực.

 

  • CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
  • Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam
  • Liên hiệp các hội KHKT Đà Nẵng
  • SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP ĐÀ NẴNG
  • Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam
  • TAP CHI KHCN VN
  • THANH TRA BỘ KHCN
  • NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • Đăng ký thi sơ tuyển